Trongthiết kế hệ thống thông gióthì công đoạn tính toán lưu lượng thông gió và thiết bị cần dùng đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả tính toán này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của cả hệ thống. Trong bài viết này, Galaxyme sẽ giới thiệu tới bạn các công thức tính toán hiệu quả trongthiết kế hệ thống thông gió, tham khảo ngay.
Xác định lưu lượng gió cần thiết cho nhà xưởng rất quan trọng. Nếu lưu lượng gió không đủ, nhà xưởng sẽ bị bí nóng. Dư thừa lưu lượng gió lại khiến chi phí duy trì hệ thống tăng cao. Vậy nên, các kỹ sư khi thiết kế hệ thống này cần phải tính toán lưu lượng gió sao cho phù hợp nhất.
Tg = X*T
Trong đó:
X: Số lần không khí trong xưởng cần được thay thế. Tính theo lần/giờ.
T: Thể tích của nhà xưởng. T = D x R x C).
Tg: tổng lưu lượng gió lưu thông cần thiết của nhà xưởng. Tính theo đơn vị M3/giờ.
Diện tích nhà xưởng khác nhau sẽ yêu cầu lượng gió thông thoáng khác nhau. Để đảm bảo toàn bộ nhà xưởng đều được lưu thông không khí tốt. Người ta sẽ áp dụng công thức này để tính lưu lượng gió.
Tg = N*20
Trong đó:
N: số người lao động làm việc trong nhà xưởng. Trung bình 1m2 có 0.7 người sử dụng.
Tg: tổng lưu lượng gió lưu thông cần thiết của nhà xưởng. Tính theo đơn vị M3/giờ.
Lưu ý: Nhà nước Việt Nam quy định mỗi người lao động cần được cung cấp 20m3 gió tươi trong 1h. Vậy nên công thức trên là nhân với 20 lần. Nếu tính lưu lượng gió lưu thông cho nhà xưởng tại quốc gia khác. Công thức này có thể bị thay đổi tùy theo quy định của quốc gia đó.
Sau khi đã có lưu lượng gió lưu thông trong 1 giờ. Kiến trúc sư sẽ tiến hành tính toán số lượng trang thiết bị quạt, đường ống, tấm Cooling Pad cần dùng,... Chúng ta cũng có những công thức giúp tính toán dữ liệu này chính xác như sau:
M = Tg/Q
Trong đó:
Tg: tổng lưu lượng gió lưu thông cần thiết của nhà xưởng. Tính theo đơn vị M3/giờ.
Q: lưu lượng gió của từng chiếc quạt.
M: số lượng quạt thông gió cần lắp đặt.
Để tính toán được thông số này, kiến trúc sư cần xác định tốc độ gió tại đoạn ống đầu tiên (tạm ký hiệu là ω). Sau đó, tính toán diện tính tiết diện (tạm gọi là f) của đoạn ống theo công thứcf = L/ω1. Trong đó, L là lưu lượng gió. Với những đoạn ống khác cũng áp dụng công thức này. Chỉ cần thay đổi tốc độ gió di chuyển trong đoạn ống.
Tốc độ gió của các đoạn ống khác được tính theo công thức sau:
p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑Δp12 = 0
Trong đó:
ω1: tốc độ gió của đoạn ống thứ nhất.
ω2: tốc độ gió của đoạn ống thứ 2.
∑Δp12: tổng số điện áp tiêu tốn từ điểm phân nhánh 1 đến 2.
Cooling Pad đóng vai trò trao đổi nhiệt trong thiết kế hệ thống thông gió. Để tính toán số tấm Cooling Pad cần sử dụng trong hệ thống, áp dụng công thức tính toán sau:
S = V*X/9000
Trong đó:
V: thể tích nhà xưởng.
X: số lần cần thay đổi gió tươi.
S: tổng diện tích của tấm Cooling Pad.
Sau khi đã tính toán đầy đủ các thông số cần thiết, kiến trúc sư cần thiết kế hệ thống thông gió sao cho phù hợp với nhà xưởng. Hệ thống được thiết kế cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Phù hợp với diện tích của nhà xưởng.
- Đảm bảo cung cấp đủ gió làm mát cho công nhân làm việc và máy móc.
- Đảm bảo đủ thiết bị và chi phí hợp lý.
- Vị trí lắp đặt phù hợp, đảm bảo hiệu quả.
Thiết kế hệ thống thông gió không phải điều đơn giản. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng, liên hệ ngay Galaxyme để được tư vấn chi tiết hơn. Galaxyme với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tự tin có thể làm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng khó tính.
Galaxyme cam kết tư vấn nhiệt tình về tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng sao cho phù hợp với điều kiện của từng khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ Galaxyme qua số hotline sau để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
- Hotline:0966 77 3333 ( Tư vấn 24/7).
- Quản lý vùng I (Quảng Ninh - Hải Phòng):Nguyễn Trung Kiên -0889 967 967.
- Quản lý vùng II (Hưng Yên - Hải Dương):Hà Xuân Bình -0933 995 496.
- Quản lý vùng III (Vĩnh Phúc - Phú Thọ):Phùng Thanh Tùng -0934 555 827.